Kinh tế Đức

Bài chi tiết: Kinh tế Đức
Đức duy trì một ngành công nghiệp ô tô quy mô lớn, và là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới.[176]

Đức có nền kinh tế thị trường xã hội, với lực lượng lao động trình độ cao, vốn tư bản lớn, mức độ tham nhũng thấp,[177] và mức độ sáng tạo cao.[178] Đây là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới,[176] và có nền kinh tế quốc dân lớn nhất tại châu Âu, đứng thứ tư trên thế giới theo GDP danh nghĩa[179] và thứ năm theo sức mua tương đương.[180]

Khu vực dịch vụ đóng góp khoảng 71% cho tổng GDP (bao gồm công nghệ thông tin), công nghiệp 28%, và nông nghiệp 1%.[90] Tỷ lệ thất nghiệp do Eurostat công bố đạt 4,7% trong tháng 1 năm 2015, là mức thấp nhất trong toàn bộ 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.[181] Với mức 7,1%, Đức cũng có tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thấp nhất trong toàn bộ 28 quốc gia thành viên EU.[181] Theo OECD, Đức nằm trong các quốc gia có mức năng suất lao động cao nhất trên thế giới.[182]

Đức nằm trong Thị trường chung châu Âu, tương ứng với hơn 500 triệu người tiêu dùng. Một số chính sách thương nghiệp nội bộ được xác định theo các thỏa thuận giữa các thành viên EU và theo pháp luật EU. Đức cho lưu thông đồng tiền chung châu Âu Euro vào năm 2002.[183][184] Đức nằm trong khu vực đồng Euro đại diện cho khoảng 338 triệu công dân. Chính sách tiền tệ được thiết lập bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu có trụ sở tại Frankfurt, thành phố này là trung tâm tài chính của châu Âu lục địa.

Đức là quê hương của ô tô hiện đại, ngành công nghiệp ô tô tại Đức được nhìn nhận là nằm vào hàng cạnh tranh và cải tiến nhất trên thế giới,[185] và đứng thứ tư về sản lượng.[186] Mười mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức là xe cộ, máy móc, hóa chất, sản phẩm điện tử, thiết bị điện, dược phẩm, thiết bị vận chuyển, kim loại thường, sản phẩm thực phẩm, cao su và chất dẻo (2015).[187]

Công ty

Trong số 500 công ty niêm yết thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới theo doanh thu vào năm 2014, tức Fortune Global 500, có 28 công ty có trụ sở tại Đức. 30 công ty có căn cứ tại Đức được liệt vào trong DAX, chỉ số thị trường chứng khoán Đức. Các nhãn hãng nổi tiếng quốc tế gồm có Mercedes-Benz, BMW, SAP, Volkswagen, Audi, Siemens, Allianz, Adidas, PorscheDHL.[188]

Đức có một bộ phận lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên ngành, gọi là mô hình Mittelstand. Khoảng 1.000 trong số đó là các công ty hàng đầu thị trường toàn cầu trong phân khúc của chúng và được gán cho là các nhà vô địch ẩn hình.[189] Berlin đã phát triển thành một trung tâm thịnh vượng, toàn cầu cho các công ty khởi nghiệp và trở thành một địa điểm hàng đầu đối với các hãng tài trợ đầu tư mạo hiểm trong Liên minh châu Âu.[190]

Danh sách liệt kê các công ty lớn nhất của Đức theo doanh thu vào năm 2014:[191]

Đức nằm trong Khu vực đồng euro (xanh đậm), và trong Thị trường chung châu Âu.
HạngTênTrụ sởDoanh thu
(tỷ euro)
Lợi nhuận
(tỉ euro)
Nhân viên
(thế giới)
01.VolkswagenWolfsburg26915593.000
02.DaimlerStuttgart1729280.000
03.E.ONEssen151−459.000
04.AllianzMünchen1378147.000
05.BMWMünchen1078116.000
06.SiemensBerlin, München746360.000
07.BASFLudwigshafen997113.000
08.MetroDüsseldorf591228.000
09.Deutsche TelekomBonn834228.000
010.Munich ReMünchen82443.000

Giao thông

Tàu ICE 3 tại Ga đường sắt Köln

Do có vị trí tại trung tâm của châu Âu, Đức là trung tâm giao thông của lục địa.[192] Giống như các quốc gia láng giềng tại Tây Âu, mạng lưới đường bộ của Đức nằm vào hàng dày đặc nhất thế giới.[193] Hệ thống xa lộ (Autobahn) được xếp hạng ba thế giới về chiều dài và nổi tiếng do không hạn chế tốc độ nói chung.[194]

Đức thiết lập một hệ thống đường sắt cao tốc đa tâm. Mạng lưới InterCityExpress hay ICE của Công ty Deutsche Bahn phục vụ các thành phố lớn của Đức cũng như điểm đến tại các quốc gia láng giềng với tốc độ lên đến 300 km/h (190 mph).[195] Đường sắt Đức được chính phủ trợ cấp, với 17 tỷ euro vào năm 2014.[196]

Các sân bay lớn nhất tại Đức là Sân bay FrankfurtSân bay München, cả hai đều là trung tâm của Lufthansa. Các sân bay lớn khác bao gồm Berlin Schönefeld, Hamburg, Köln/BonnLeipzig/Halle.[197] Cảng Hamburg là một trong hai mươi cảng container lớn nhất thế giới.[198]

Năng lượng và hạ tầng

Năm 2008[cập nhật], Đức là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ sáu thế giới,[199] và 60% năng lượng sơ cấp được nhập khẩu.[200] Năm 2014, các nguồn năng lượng là: dầu (35,0%); than đá, trong đó có than non (24,6%); khí đốt tự nhiên (20,5%); hạt nhân (8,1%); thủy điện và nguồn tái tạo (11,1%).[201] Chính phủ và ngành năng lượng hạt nhân chấp thuận ngưng dần toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân đến năm 2021.[202] Họ cũng tiến hành các hoạt động bảo tồn năng lượng, công nghệ xanh, giảm phát thải,[203] và đặt mục tiêu vào năm 2020 các nguồn tái tạo sẽ đáp ứng 40% nhu cầu điện năng của quốc gia. Đức cam kết Nghị định thư Kyoto và một vài hiệp ước khác đề xướng đa dạng sinh học, tiêu chuẩn phát thải thấp, quản lý nước, và thương mại hóa năng lượng tái tạo.[204] Tỷ lệ tái chế tại hộ gia đình của Đức nằm vào hàng cao nhất thế giới, vào khoảng 65% (2015).[205] Tuy thế, tổng phát thải khí nhà kính của Đức cao nhất trong EU vào năm 2010[cập nhật].[206] Chuyển đổi năng lượng Đức (Energiewende) là bước đi được công nhận để hướng đến một nền kinh tế bền vững bằng các biện pháp hiệu suất năng lượng và năng lượng tái tạo.[207]

Khoa học và công nghệ

Nhà vật lý học Albert Einstein. Có hơn 100 người Đức từng được trao Giải Nobel.

Đức là nước hàng đầu toàn cầu về khoa học và kỹ thuật do có thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực này. Các nỗ lực nghiên cứu và phát triển tạo thành một bộ phận không thể thiếu của kinh tế Đức.[208] Hơn 100 người Đức từng được trao Giải Nobel.[209] Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và công nghệ của Đức cao thứ nhì thế giới (31%) sau Hàn Quốc (32%) vào năm 2012.[210] Đầu thế kỷ XX, người Đức giành được nhiều giải Nobel hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đặc biệt là trong khoa học (vật lý, hóa học, y học).[211][212]

Các nhà vật lý học Đức nổi tiếng trước thế kỷ XX gồm có Hermann von Helmholtz, Joseph von FraunhoferGabriel Daniel Fahrenheit, cùng những người khác. Albert Einstein đưa thuyết tương đối cho ánh sáng và lực hấp dẫn lần lượt vào năm 1905 và năm 1915. Cùng với Max Planck, ông có công trong khai phá cơ học lượng tử , lĩnh vực mà Werner HeisenbergMax Born sau đó có các đóng góp lớn.[213] Wilhelm Röntgen phát hiện tia X.[214] Otto Hahn là một người tiên phong trong lĩnh vực hóa học phóng xạ và phát hiện phân rã nguyên tử, trong khi Ferdinand CohnRobert Koch là những người sáng lập vi sinh học. Một số nhà toán học sinh tại Đức, bao gồm Carl Friedrich Gauss, David Hilbert, Bernhard Riemann, Gottfried Leibniz, Karl Weierstrass, Hermann WeylFelix Klein.

Trung tâm vận hành không gian châu Âu (ESOC) tại Darmstadt

Đức là quê hương của nhiều nhà phát minh và kỹ thuật nổi tiếng, bao gồm Hans Geiger sáng tạo bộ đếm Geiger; và Konrad Zuse tạo ra máy tính kỹ thuật số tự động hoàn toàn đầu tiên.[215] Các nhà phát minh, kỹ sư và nhà công nghiệp như Ferdinand von Zeppelin,[216] Otto Lilienthal, Gottlieb Daimler, Rudolf Diesel, Hugo JunkersKarl Benz giúp định hình công nghệ vận chuyển ô tô và hàng không hiện đại. Các viện của Đức như Trung tâm Vũ trụ Đức (DLR) có đóng góp lớn nhất cho ESA. Kỹ sư vũ trụ Wernher von Braun phát triển tên lửa không gian đầu tiên tại Peenemünde và về sau là một thành viên nổi bật của NASA và phát triển tên lửa Mặt Trăng Saturn V. Công trình của Heinrich Rudolf Hertz trong lĩnh vực bức xạ điện từ là mấu chốt để phát triển viễn thông hiện đại.[217]

Các tổ chức nghiên cứu tại Đức gồm có Hiệp hội Max Planck, Hiệp hội Helmholtz và Hiệp hội Fraunhofer. Lò phản ứng Wendelstein 7-X tại Greifswald có các cơ sở hạ tầng để nghiên cứu năng lượng hợp hạch.[218] Giải Gottfried Wilhelm Leibniz được trao cho mười nhà khoa học và viện sĩ hàng năm. Với tối đa 2,5 triệu euro cho mỗi giải thưởng đây là một trong các giải nghiên cứu tặng thưởng cao nhất thế giới.[219]

Phát minh

Đức là quê hương của nhiều nhà phát minh và kỹ sư nổi tiếng, như Johannes Gutenberg, người được cho là đã phát minh ra máy in kiểu di động ở châu Âu; Hans Geiger, người tạo ra bộ đếm Geiger; và Konrad Zuse, người đã tạo nên máy tính đầu tiên. Các nhà phát minh, kỹ sư và nhà công nghiệp người Đức, như Zeppelin, Daimler, Diesel, Otto, Wankel, von Braun và Benz đã tạo ra công nghệ vận chuyển hàng không và ô tô hiện đại bao gồm cả những bước khởi đầu của việc du hành vũ trụ.

Công trình của Albert EinsteinMax Planck là yếu tố quyết định cho nền tảng của vật lý hiện đại, mà Werner HeisenbergErwin Schrödinger đã phát triển thêm. Đức còn có trước các những nhà vật lí học chủ chốt như Hermann von Helmholtz, Joseph von Fraunhofer, và Gabriel Daniel Fahrenheit, cùng một số người khác như Wilhelm Conrad Röntgen là người phát hiện ra tia X, một thành tựu khiến ông trở thành người đầu tiên chiến thắng giải Nobel Vật lý năm 1901.

Du lịch

Đức là quốc gia được viếng thăm nhiều thứ bảy trên thế giới (2011),[220] với tổng cộng 407 triệu lượt khách nghỉ qua đêm vào năm 2012.[221] Con số này bao gồm 68,83 triệu đêm của du khách ngoại quốc. Năm 2012, có trên 30,4 triệu du khách quốc tế đến Đức. Berlin trở thành địa điểm thành phố được viếng thăm nhiều thứ ba tại châu Âu.[222] Ngoài ra, trên 30% người Đức dành kỳ nghỉ của họ ở trong nước, nhiều nhất là đi Mecklenburg-Vorpommern. Du lịch và lữ hành nội địa và quốc tế kết hợp lại đóng góp trực tiếp trên 43,2 tỷ euro cho GDP của Đức. Bao gồm các tác động gián tiếp và cảm ứng, ngành công nghiệp này đóng góp 4,5% GDP của Đức và cung cấp hai triệu việc làm (4,8% tổng số việc làm).[223]

Đức nổi tiếng với các tuyến du lịch đa dạng, như Con đường lãng mạn, Tuyến đường rượu vang, Con đường Thành lũy, Con đường hai hàng cây. Con đường nhà khung gỗ Đức (Deutsche Fachwerkstraße) liên kết các thị trấn với các mẫu kiến trúc như vậy.[224][225] Đức có 41 di sản thế giới UNESCO đến năm 2016,[226] trong đó có các vùng lõi đô thị cổ của Regensburg, Bamberg, Lübeck, Quedlinburg, Weimar, StralsundWismar. Các cảnh quan được viếng thăm nhiều nhất tại Đức có thể kể đến như Lâu đài Neuschwanstein, Nhà thờ chính tòa Köln, Bundestag Berlin, Hofbräu München, Lâu đài Heidelberg, Zwinger Dresden, Tháp truyền hình BerlinNhà thờ chính tòa Aachen. Europa-Park gần Freiburg là khu nghỉ dưỡng công viên chủ đề đông khách thứ nhì tại châu Âu.[227]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đức http://www.yorku.ca/lbianchi/sts3700b/lecture17a.h... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003352.php http://people.idsia.ch/~juergen/nobelshare.html http://people.idsia.ch/~juergen/sci.html http://people.idsia.ch/~juergen/scinat.html http://www.aircraft-charter-world.com/airports/eur... http://www.bbc.com/news/business-12610268 http://www.bbc.com/news/magazine-29380144 http://www.bbc.com/news/magazine-32821678 http://www.bbc.com/news/world-europe-17299607